Vốn ngân hàng đổ mạnh vào chủ đầu tư bất động sản

12.10.2023 - Tín dụng chảy vào kinh doanh bất động sản 7 tháng đầu năm vượt mức tăng cả năm ngoái trong bối cảnh kênh trái phiếu "đóng băng", giới địa ốc lo xoay xở tài chính.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ cho vay bất động sản tới cuối tháng 7 đạt khoảng 2,7 triệu tỷ đồng, chỉ tăng gần 5% so với đầu năm, do nhu cầu vay mua nhà đất giảm mạnh. Số dư nợ này chiếm tỷ trọng 21% so với tín dụng toàn nền kinh tế.

Trên thực tế, tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản gồm hai cấu phần: cho vay tiêu dùng bất động sản và cho vay kinh doanh bất động sản (tập trung vào cho vay chủ đầu tư dự án, hướng tới nguồn cung ra thị trường).

Trong đó, giới ngân hàng chủ yếu giải ngân cho nhu cầu tiêu dùng như vay mua nhà đất (chiếm 65% tổng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản). Tính đến cuối tháng 7, dư nợ cho vay mua nhà đất giảm 1,36% so với đầu năm trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm. Năm ngoái, dư nợ cho vay mua nhà đất, căn hộ... tăng tới 31%.

Trong khi cầu tiêu dùng bất động sản sụt giảm, các ngân hàng lại tăng cho vay kinh doanh địa ốc, thường tập trung vào nguồn cung thị trường, tức cho chủ đầu tư dự án vay.

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy dư nợ kinh doanh bất động sản đến cuối tháng 7 đạt 980.000 tỷ, tăng gần 19% so với đầu năm, vượt tốc độ tăng cả năm ngoái (10,7%, tương đương 100.000 tỷ đồng). Như vậy, trong 7 tháng, có hơn 150.000 tỷ đồng vốn ngân hàng chảy thêm vào phân khúc kinh doanh bất động sản, chiếm gần 30% lượng vốn cung ứng ra nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước cho rằng số liệu trên cho thấy nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung của thị trường trong khi cầu tín dụng để mua bất động sản tiêu dùng, tự sử dụng sụt giảm. Diễn biến này cho thấy những khó khăn về mặt pháp lý của các dự án bất động sản dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư.

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy dư nợ kinh doanh bất động sản đến cuối tháng 7 đạt 980.000 tỷ, tăng gần 19% so với đầu năm, vượt tốc độ tăng cả năm ngoái (10,7%, tương đương 100.000 tỷ đồng). Như vậy, trong 7 tháng, có hơn 150.000 tỷ đồng vốn ngân hàng chảy thêm vào phân khúc kinh doanh bất động sản, chiếm gần 30% lượng vốn cung ứng ra nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước cho rằng số liệu trên cho thấy nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung của thị trường trong khi cầu tín dụng để mua bất động sản tiêu dùng, tự sử dụng sụt giảm. Diễn biến này cho thấy những khó khăn về mặt pháp lý của các dự án bất động sản dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư.

 

Ngân hàng tăng cho vay chủ đầu tư bất động sản trong bối cảnh thị trường trái phiếu "đóng băng", nhiều doanh nghiệp khó khăn trước bối cảnh đầu ra kém và phải xoay xở, thu xếp tài chính trả nợ cho trái chủ.

Kênh trái phiếu doanh nghiệp ảm đạm là một trong những lý do, theo lãnh đạo một ngân hàng, khiến nhu cầu vốn của giới địa ốc đổ dồn tìm tới ngân hàng giai đoạn gần đây. Tuy nhiên, tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản tính chung trong 7 tháng đầu năm vẫn khá thấp khi cầu tiêu dùng sụt giảm.

Ngoài ra, đối với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo chung cư cũ, theo cơ quan quản lý, thủ tục xây dựng các dự án nhà ở xã hội phức tạp và mất nhiều thời gian để hoàn thiện. Nhiều địa phương còn đang trong quá trình tổng hợp danh mục dự án và nhu cầu của chủ đầu tư nên chưa công bố danh mục. Nguồn thu nhập của khách hàng mua nhà ở cũng bị sụt giảm.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực bất động sản có chiều hướng gia tăng. Tỷ lệ nợ xấu bất động sản cuối tháng 7 là 2,58%, tăng mạnh so với mức 1,8% vào cuối tháng 7 năm ngoái.

Ngoài bất động sản, theo cơ quan quản lý, tín dụng chảy vào các lĩnh vực khác 7 tháng đầu năm đạt khoảng 9,75 triệu tỷ đồng, cũng tăng ở mức thấp 4,4% so với đầu năm, chủ yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh và vay phục vụ đời sống kém hơn.

Nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn nhưng lại là tệp khách hàng thường không đáp ứng được các chỉ tiêu về phương án kinh doanh, tình hình tài chính thiếu minh bạch, năng lực điều hành hạn chế...

Nguồn: vnexpress.net